Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
Đời sống
Cây xoài 300 tuổi
18/08/2011 11:21
Bạc Liêu có vườn nhãn cổ rộng cả trăm hecta chạy dọc ven biển, trái thơm ngon nổi tiếng khắp vùng. Ẩu sâu trong khu vườn nhãn này còn có một cây xoài hơn 300 tuổi, được xem là cây xoài cao niên nhất miền Tây.
Cây xoài 300 tuổi được Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu bảo quản - Ảnh: T.T.PH
|
Cây xoài trên thuộc sở hữu của gia đình ông La Văn Lự (ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu), thân cây 6 người ôm không giáp. Gốc và da xoài sần sùi, rễ uốn như lượn sóng ẩn hiện trên mặt đất.
Cây cao khoảng 15 m, có hàng trăm cành nhánh lớn nhỏ bao phủ diện tích rộng cả trăm mét vuông. Khác với các giống xoài khác thường trổ hoa ra trái vào mùa khô, cây xoài cổ thụ này lại ra hoa vào mùa mưa. Dù thời điểm ra hoa bất lợi như vậy, nhưng mùa nào cũng đậu trái lủng lẳng khắp cành nhánh. Trái xoài cổ thụ có vị thơm, ngọt, khi chín có màu vàng ánh.
Theo ông Lự, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu đã đưa cây xoài cổ thụ này vào danh mục bảo tồn. Gần đây, có nhiều người từ khắp nơi đến hỏi mua với giá khá cao, nhưng gia đình nhất quyết không bán “bảo vật” của cha ông để lại. “Có người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để được sở hữu cây xoài cổ thụ với thiện chí là sẽ hái trái bán cho du khách, lấy tiền giúp đỡ người nghèo ở địa phương”, ông Lự cho biết thêm.
Theo các lão nông sinh sống ở Giồng Nhãn, đây là cây xoài cao tuổi lớn nhất ở khu vực ĐBSCL. Mặc dù được trồng cách đây hàng trăm năm, nhưng hiện cây vẫn xanh tốt, năm nào cũng đơm bông kết trái rất say. Ngành chức năng đã cho xây bờ rào bảo vệ và láng gạch quanh thân cây để tạo thuận lợi cho du khách tới tham quan.
Do nằm ngay trong khu du lịch sinh thái vườn nhãn cổ, nên cây xoài 300 tuổi đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách mỗi khi có dịp đến Bạc Liêu.
Ông Võ Hồng Ngoãn, người mệnh danh là “vua tôm” ở Bạc Liêu, nói rằng sau khi được dẫn đi xem cây xoài 300 tuổi, nhiều bạn bè của ông ở TP.HCM cho biết họ rất hạnh phúc, bởi vừa được ngắm vừa được “hưởng lộc” (ăn trái) của cây xoài cổ thụ có một không hai này.
Ông Ngoãn đã đề nghị chính quyền địa phương khẩn trương xây dựng thương hiệu độc quyền về “Cây xoài 300 tuổi Bạc Liêu”; đồng thời ngỏ ý muốn tham gia đấu giá sở hữu cây xoài cổ thụ để đầu tư bảo quản, chăm sóc nhằm kéo dài tuổi thọ cho cây, phục vụ du khách.
“Khi đã xây dựng được thương hiệu cây xoài 300 tuổi, có thể bán mỗi trái với giá 40-50 ngàn đồng du khách cũng sẵn sàng mua. Số tiền trên một phần dùng để làm chi phí bảo quản, chăm sóc cho cây; phần còn lại mang đi giúp đỡ người nghèo”, ông Ngoãn đề xuất.
Trần Thanh Phong
Nguồn từ thanhnien online
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011
DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN
3 bí quyết nâng cao năng lực làm việc cho DN
Thứ Bảy, 13/08/2011 10:35 (GMT+7)
Làm thế nào để luôn tập trung làm việc thật hiệu quả khi một ngày chỉ có 24g và bạn còn hàng núi việc phải giải quyết? Ở vai trò là một doanh nhân, bạn hiếm khi nào thoát khỏi được công việc, bất cứ lúc nào, dù đang ở trong giờ hành chính hay đang đi nghỉ với bạn bè, công việc kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu. Những ý nghĩ về công việc luôn ở trong đầu dù bạn muốn tránh không nghĩ tới nó. Điều này cũng ngăn cản bạn tập trung làm một việc cụ thể khi có quá nhiều việc khác chi phối suy nghĩ.
> Bí quyết giữ phong độ làm việc cho CEO
> Bí quyết thăng tiến nhanh trong công việc mới
Các vận động viên thường được huấn luyện để luôn giữ tinh thần cạnh tranh cao độ và mục tiêu “chiến thắng” trước mỗi trận đấu. Trong công việc cũng vậy, một mục đích cụ thể sẽ giúp bạn nỗ lực làm việc cao độ hơn. Bên cạnh đó, việc rèn luyện thường xuyên các thói quen làm việc khoa học cũng giúp bạn nâng cao năng lực làm việc và tính cạnh tranh
1. Rèn luyện khả năng tập trung
Lên kế hoạch cho mọi việc cần làm bằng một lịch làm việc rõ ràng. |
Giảm thiểu những phiền nhiễu từ bên ngoài bằng cách tắt chuông điện thoại, hạn chế lướt web nếu không cần thiết cho công việc, đóng cửa phòng làm việc,hạn chế những cuộc gặp bất thường mà không phải là việc khẩn cấp.
Học cách nắm bắt suy nghĩ để tránh bị lôi kéo lan man vào những ý tưởng, dự định mới. Khi những ý tưởng này vừa xuất hiện, bạn hãy ghi chép nó lại ngay và sau đó trở lại với công việc đang dở. Việc này sẽ giúp bạn ghi nhớ mà không bị chi phối.
Lên kế hoạch cho mọi việc cần làm bằng một lịch làm việc rõ ràng. Lịch làm việc này sẽ giúp bạn sắp xếp công việc một cách khoa học, biết được những việc nào cần làm trước, việc nào quan trọng hơn để tập trung giải quyết rốt ráo.
2. Nỗ lực làm tốt hơn những công việc thường ngày
Bận rộn với những công việc hàng ngày là một trong những nguyên nhân khiến chủ doanh nghiệp không phát huy được năng lực cạnh tranh của bản thân. Những công việc lặt vặt, những cuộc gặp gỡ chiếm hầu hết thời gian trong ngày khiến bạn không còn thời gian tập trung cho những công việc quan trọng, đòi hỏi tư duy và tập trung cao độ.
Viết ra một danh sách những việc khiến bạn tốn thời gian, năng lượng và sự tập trung nhất và ưu tiên giải quyết trong ngày. Bạn cũng không nên quá ôm đồm mà nên giao lại những việc ít quan trọng hơn cho cấp dưới. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp lại thời gian đọc và trả lời mail. Quản lý email hiệu quả sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
3. Chấp nhận thay đổi
Bạn có thực sự thấy thoải mái với môi trường làm việc hiện tại? Bạn có đang gặp khó khăn nào không? Nếu bạn trả lời là có, nhưng lại nói thêm là những khó khăn đó không đáng kể thì chính bạn đang cố gắng chịu đựng chứ không phải đang nỗ lực giải quyết các khó khăn đó.
Khi việc kinh doanh phát triển, chủ doanh nghiệp thường có thói quen duy trì những điều mình đã làm trước đây vì nghĩ rằng chính những điều này thúc đẩy sự đi lên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, suy nghĩ này đúng nhưng chưa đủ vì các yếu tố khách quan thay đổi từng ngày từng giờ. Nếu chủ doanh nghiệp không tự làm mới mình, không tích cực thay đổi sẽ phải dậm chân tại chỗ. Nếu bạn còn thấy e ngại, hãy bắt đầu thay đổi từ những công việc nhỏ nhặt thường ngày, ví dụ như xem xét lại những vấn đề như:
• Tôi có phải là người phù hợp nhất với công việc này không? Nếu không phải là tôi thì ai sẽ đảm nhận được công việc này? (Tập thói quen phân nhiệm và ủy quyền cho người thích hợp)
• Tôi cần làm điều gì nhất bây giờ? Nếu không phải bây giờ thì là lúc nào (Phân tích các mối ưu tiên)
• Sáu tháng sau tôi sẽ như thế nào? (Thực hành thói quen lên kế hoạch)
Liệu những hành động bình thường có thể dẫn đến kết quả đột phá? Hoàn toàn có thể khi bạnduy trì liên tục những hành động đó. Hiệu suất công việc là kết quả của sự tập trung suy nghĩ với chuỗi hành động lặp đi lại lại. Bằng cách xem xét, đánh giá lại những ưu tiên và hành động, bạn có thể xác định các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống và công việc. Thành công lớn nhất mà bạn sẽ đạt được khi áp dụng những bí quyết nho nhỏ này là phá vỡ vòng quay chậm rãi của cuộc sống hàng ngày để làm được nhiều việc lớn lao hơn.
Nguồn INC.com - dịch PHÚC AN
nguồn từ DOANHNHANSAIGON.ONLINE
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)